Những lưu ý khi thực hiện lễ nhập trạch mới nhất

Mam Cung Le Nhap Trach 768x512

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, trong quan niệm của người Việt, về nhà mới là chuyện rất hệ trọng và cần phải thực hiện những thủ tục đặc biệt, trong đó có lễ nhập trạch (cúng nhà mới). Trong bài viết này, Nhất Tâm Quảng Ngãi sẽ cùng bạn tìm hiểu về nhưng yếu tố then chốt trong quá trình thực hiện nghi lễ này cũng như một bài văn khấn cúng về nhà mới hoàn chỉnh.

Lễ nhập trạch có ý nghĩa gì?

Lễ cúng về nhà mới còn có tên gọi khác là lễ nhập trạch, đây là nghĩ lễ có từ lâu đời và được gìn giữ đến ngày nay qua nhiều thế hệ. Khi chuyển về chổ ở mới, hầu hết gia chủ đều thực hiện lễ cúng để cuộc sống trong căn nhà mới được bình yên.

Lễ nhập trạch là nghi lễ quan trọng nhất sau khi gia chủ cất nhà mới
Lễ nhập trạch là nghi lễ quan trọng nhất sau khi gia chủ cất nhà mới

Trong quan niệm của người xưa truyền lại, mỗi khu vực đất đai, mỗi căn nhà đều được thần linh, thổ công cai quản. Việc cúng về nhà mới được thực hiện nhằm mục đích báo cáo với những bậc bề trên ấy về việc gia chủ sẽ đến nơi đó để sinh sống. Nếu thủ tục cúng bái được tiến hành đầy đủ, thành tâm thì gia chủ sẽ được bảo vệ, giúp đỡ. Trái lại, nếu không xem trọng lễ nghi thì sẽ thì thần linh trách phạt, cuộc sống sẽ khó được yên ổn.

Song với đó, lễ cúng về nhà mới còn là lễ thưa với tổ tiên về việc chuyển chỗ ở của gia chủ, mời gia tiên về nơi ở mới cũng như tiễn đưa những vong linh, tà khí còn án ngự tại khuôn viên.

Lưu ý khi chọn ngày làm lễ nhập trạch

Trước khi đến với bài văn khấn, chúng ta cùng tìm hiểu những cách chọn được ngày đẹp để làm lễ cúng nhà mới. Sau đây là một số phương pháp thông dụng.

Cần lưu ý gì khi thực hiện lễ nhập trạch
Cần lưu ý gì khi thực hiện lễ nhập trạch

Chọn ngày theo Hoàng đạo

Đầu tiên là chọn theo ngày hoàng đạo, ngày hoàng đạo là những ngày đẹp nhất trong năm. Việc lựa chọn ngày hoàng đạo tương đối dễ dàng vì đã có lịch vạn niên ghi chép tương đối cụ thể. động thổ… Và việc chọn ngày cúng về nhà mới là ngày hoàng đạo sẽ cực kỳ tốt.

Chọn ngày theo tuổi

Dẫu có một số điều phức tạp trong cách thức nhưng chọn ngày cúng nhà mới vẫn được nhiều gia chủ lựa chọn. Tùy theo mỗi gia chủ thì sẽ có ngày, giờ để thực hiện lễ cúng phù hợp và thông thường thì việc lựa chọn sẽ được trợ giúp bởi thầy cúng, thầy phong thủy.

Chọn ngày theo ngũ hành

Ngoài ra, cũng có một cách lựa chọn ngày cúng nhà mới là theo thuyết ngủ hành. Những ngày hành Thủy, hành Kim được ưu tiên lựa chọn vì Kim tượng trưng cho nước, là sự vô tận của những điều may mắn. Còn Kim tượng trưng cho vàng bạc, của cải. Những ngày hành Hỏa thì gia chủ không nên lựa chọn để làm lễ cúng nhà mới vì Hỏa tượng trưng cho lửa, là sự nóng nảy, bốc cháy, hủy hoại.

Đồng thời, gia chủ cũng có thể dựa trên mệnh của mình mà chọn ngày hợp chiếu theo thuyết ngũ hành. Có những ngày được xem là đại kỵ trong việc về nhà mới, đó là Tam Nương (3/7/13/18/22/27 âm lịch), Nguyệt Kỵ (5/14/23 âm lịch), mồng Một và Rằm.

Chuẩn bị mâm cúng cho lễ nhập trạch

Để có một lễ cúng đầy đủ thì mâm cúng là thứ không thể thiếu. Tùy mỗi vùng, mỗi gia đình về điều kiện, mong muốn mà các lễ vật có thể thay đổi một cách linh hoạt. Các lễ vật thường thấy gồm có hương, đèn, hoa, quả, rượu, trà, nước, trầu cau, vàng mã, mâm cơm chay hoặc mặn tùy tâm của gia chủ. Tùy vào các trường hợp khác nhau mà gia chủ làm ba mâm lễ khác nhau hoặc một mâm chung lớn.

Chuẩn bị mâm cúng lễ nhập trạch chỉn chu, đầy đủ, bày tỏ lòng thành kính với các đấng thần linh
Chuẩn bị mâm cúng lễ nhập trạch chỉn chu, đầy đủ, bày tỏ lòng thành kính với các đấng thần linh

Mâm lễ được chuẩn bị tươm tất thì gia chủ đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà cùng lễ vật để tiến hành cúng nhà mới. Nếu gia chủ đã bố trí bàn thờ sẵn thì có thể đặt lên đấy.

Cách thực hiện lễ nhập trạch đơn giản

Bên cạnh lễ vật thì trong ngày về nhà mới cũng cần có những vật dụng như bếp than, chổi mới, muối, gạo, rượu, tiền để thực hiện một số nghi thức cần thiết.

Quá trình cúng nhà mới diễn ra như sau. Gia chủ tiến hành bố trí, sắp đặt những vật thờ cúng cần thiết lên bàn thờ gia tiên. Kế đến gia chủ thắp hương ở bàn thờ và mâm lễ, đọc văn khấn để tiến hành cúng nhà mới. Sau khi đọc văn khấn xong, gia chủ tiến hành đỏ lửa bếp chính để đun sôi nước. Khi hương đã tàn thì gia chủ thực hiện các thủ tục như hóa tro vàng mã, mang 3 hũ đựng nước, gạo, muối đặt lên bàn thờ ông Táo.

Văn khấn lễ nhập trạch

Nam Mô A Di Đà Phật! 

Nam Mô A Di Đà Phật! 

Nam Mô A Di Đà Phật! 

Con xin kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái Tuế chí đức Tôn thần; Các Ngài Ngũ Phương – Ngũ Thổ – Long Mạch – Tài Thần – Định Phúc Táo Quân – Chư vị tôn thần; Các Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương; Các Thần Linh đang cai quản tại nơi này.

Hôm nay là ngày …tháng..năm …, tháng … năm … (âm lịch)

Con tên là:……….., sinh năm….. (năm âm lịch)

Ngụ tại: ………………………………………………………………………….

Hiện đang giữ chức vụ: …………………………………………………….

Công tác tại: ……………………………………………………………………

Nay con chọn được ngày lành, sắm sửa đầy đủ lễ nghi, bày biện hương hoa củng lễ vật, thành tâm cúng dâng trước án. Thưa rằng con vừa xây cất được (*) một ngôi hàng tại nơi này là … (địa chỉ nhà mới). Ngày hôm nay, tín chủ con cùng toàn thể nhân viên xin được nhập trạch và khai trương công việc, phục vụ nhân sinh, cúi mong bề trên soi xét.

Con xin thành tâm kính mời các vị: Quan Đương niên – Quan Đương cảnh – Quan Thần Linh Thổ Địa – Định phúc Táo quân – các ngài Địa chúa long mạch Tôn thần cùng với mọi vị Thần Linh cai quản chốn này linh thiêng quy tụ nơi đây, giảng hiện trước hương án con bày biện để thụ hưởng lễ vật và chứng giám cho lòng thành của chúng con.

Cầu xin cho chúng con công việc hanh thông, hưởng những điều tốt đẹp, làm ăn thuận lợi, hướng sáng, xa tối, khang thái, an ninh và bình an. Con cũng xin mời các vị Tiền chủ Hậu chủ cùng chư vị Hương linh, y thảo phụ mộc tại khu vực này tới đây cùng thụ hưởng các lễ vật, chứng kiến lòng thành, phù hộ độ trì cho chúng con đề tài lộc mang về, thuận trên yên dưới, điều lành mang đến điều dữ mang đi, làm ăn phát đạt, nhân khang vật thịnh.

Chúng con trước án xin thành tâm kính lễ, cúi xin được chư vị thần linh phủ hộ độ số ba.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Trong trường hợp gia chủ cúng về nhà mới thuê thì chỉ cần thay chữ “cất” trong đoạn “Thưa rằng con vừa xây cất được (*) một ngôi hàng tại nơi này là …(địa chỉ nhà mới)” thành thuê là được.

Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp ích cho quý gia chủ trong quá trình thực hiện lễ nhập trạch và tạo dựng cuộc sống bình an, thịnh vượng trong tổ ấm mới. Chúc quý gia chủ tiếp có được niềm vui, may mắn, sức khỏe, thành công sau khi có được thành tựu của gia đình là một căn nhà khang trang, ấm áp. Nếu quý gia chủ có nhu cầu sắm sửa bàn thờ mới, hãy đến Nhất Tâm Quảng Ngãi để được lựa chọn những sản phẩm ưng ý ngay nhé!

Nhất Tâm – Tâm Tín Tạo Tin Tưởng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *